Phần mềm nói chung, website nói riêng là một sản phẩm trí tuệ, không có thể sờ nắm, thấy được từ khi bắt đầu, hiện tại ngay cả trên thế giới cũng chưa có một định dạng chung để tính giá phần mềm,Việt Nam cũng vậy.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng qua những vụ kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ ở VN, đặc biệt là trong đề án 112 của Chính phủ thời gian qua.Hiện nay giá cả website , phần mềm trên thị trường cũng đang ở trong tình trạng bát nháo. Có dự án lên đến hàng chục ngàn USD cũng có những website với giá 100USD làm cho nhiều khách hàng sau khi làm xong có cảm giác mình bị hớ, ngược lại có một số khách hàng lại ép nhà cung cấp có chất lượng một mức giá mà không thể làm theo mà vẫn đảm bảo chất lượng.Đối với người mua phần mềm, việc định giá để mua sao cho đúng với giá trị đồng tiền bỏ ra là một điều đáng quan tâm. Qua kinh nghiệm nhiều hợp đồng đã ký với nhiều khách hàng, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
1. Dựa trên ích lợi mà nó mang lại:
Căn cứ giá trị mà nó mang lại cho cá nhân và DN bạn : VD nó giảm chi phí quảng cáo, in ấn, truyền tải dữ liệu (khách hàng có thể lên xem trên trang web hoặc down tài liệu về)
2. So sánh giá cả với nhà cung cấp khác:
-So sánh với nhà cung cấp khác, có thể tham khảo giá bằng cách gọi điện đến đơn vị chủ quản mà mình muốn làm một sản phẩm tương tự như thế để tìm hiểu
- Các nhà cung cấp phần mềm ngay thẳng thường có một biểu giá minh bạch, công khai, giúp khách hàng dễ dự trù giá trị phần mềm. Nếu biểu giá không rõ ràng, khách hàng không thể hình dung được sự công bằng giữa giá trị sử dụng
3. Xem các SP sẵn có, dễ kiểm chứng tính năng:
Xem xét các trang web, các sản phẩm, SP demo mà nhà cung cấp dịch vụ đã làm
4. Quan tâm đến nhà cung cấp và khách hàng của họ:
- Các công ty phần mềm luôn luôn hứa hẹn những sản phẩm "đầy giá trị" dù nó chỉ đáng giá 100$-200$.Là một doanh nghiệp bạn có thể hình dung công sức để code và phát triển một trang web, phần mềm. Vì vậy, thương hiệu của nhà cung cấp và khách hàng của họ là một tham khảo đáng quan tâm.
5. Tính đến các dịch vụ cộng thêm:
- Đối với nhiều công ty phần mềm, giá trị phần mềm bán được hiện tại không đáng quan tâm bằng giá trị dịch vụ gia tăng. Giá trị gia tăng bao gồm: phí khảo sát, phí thiết kế, phí cài đặt, phí huấn luyện, phí bảo trì, phí nâng cấp... cao gấp nhiều lần so với giá thành phần mềm. Những chi phí này thường không được đưa ra trong dự thảo hợp đồng (gọi là Hidden Fee, phí bị che giấu). Sau khi đã ký hợp đồng rồi, khách hàng trở thành nô lệ cho hệ thống phần mềm đó. Những nhà cung cấp ngay thẳng thường sẽ cung cấp một hợp đồng trọn gói giá cả các SP và có bản demo giao diện rõ ràng trước khi ký kết
Một trong những điều ảnh hưởng lớn đấn phí bảo trì hệ thống đó là hệ thống thiết kế theo kiểu PC Application hay kiểu Web Application. Thiết kế kiểu PC Application sẽ làm tăng kinh khủng phí dịch vụ duy trì. Bởi lẽ phần mềm đã install vào máy trạm, khi máy hư thì phải install lại, phát sinh chi phí. Đối với hệ thống phần mềm dạng Web, tất cả hệ thống và dữ liệu đều nằm ở Server . Khi máy trạm hư cũng không ảnh hưởng đến công việc của hệ thống, có thể thay máy trạm mới ngay lập tức mà không cần đến dịch vụ bảo trì. Theo đó, khách hàng nên chọn hệ thống Web Application hơn là PC Application
6. Căn cứ trên công sức bỏ ra:
Có thể căn cứ trên số lượng nhân lực và thời gian công ty bỏ ra để xây dựng phần mềm đó
7. Tính đến giá bán lẻ cộng vào :
Nhiều công ty tổ chức muốn làm một trang web có giao diện, tính năng yêu cầu với mức giá rẻ. Khi đưa ra tính năng, rất nhiều công ty sẽ báo mức giá chênh lệch hẳn so với mức giá 1 công ty khác( có những Sp giá từ 1trieu -5 trieu). Tuy nhiên để đánh giá SP khách hàng cần đánh giá những tính năng nhỏ sẽ xác định được giá trị thực. ví dụ giá thị trường để thiết kế một bộ giao diện mức từ 2-2.5 triệu vậy thì không thể đảm bảo một trang vừa đẹp vừa theo yêu cầu giá rẻ như các nhà cung cấp vẫn thường hứa hẹn
(Nguyễn Nam Sơn)
Theo azlaz.com